您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Soi kèo phạt góc RB Leipzig vs St Pauli, 23h30 ngày 9/2
NEWS2025-02-11 18:28:05【Thể thao】0人已围观
简介 Chiểu Sương - 09/02/2025 00:52 Kèo phạt góc lich thi đau hom naylich thi đau hom nay、、
很赞哦!(6)
相关文章
- Kèo vàng bóng đá Rayo Vallecano vs Valladolid, 03h00 ngày 8/2: Khách ‘tạch’
- Thái Bình sắp đấu giá 89 lô đất, khởi điểm hơn 9 triệu đồng/m2
- Bắt tạm giam cha dượng xâm hại con riêng của vợ hờ đến mang thai
- Thêm một người tử vong trong vụ nghi ngộ độc rượu ở Lâm Đồng
- Nhận định, soi kèo Heracles Almelo vs Go Ahead Eagles, 22h30 ngày 8/2: Nỗi lo xa nhà
- Thanh niên MobiFone phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo trong kỷ nguyên số
- Một huyện ở Khánh Hoà tạm dừng giải quyết hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất
- Bất động sản Khánh Hoà sôi động dịp cuối năm, giao dịch tăng
- Soi kèo góc Celta Vigo vs Real Betis, 20h00 ngày 8/2
- 3 huyện phía Tây Hà Nội đấu giá đất, khởi điểm từ 7,3 triệu đồng/m2
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Bình Định vs SHB Đà Nẵng, 18h00 ngày 8/2: Không thể buồn hơn
Sàn thi đấu một nội dung thuộc bộ môn Thể thao điện tử tại SEA Games 31. Chia sẻ về những dấu ấn tại kỳ Đại hội Thể thao Đông Nam Á năm nay, ông Nguyễn Xuân Cường – Chủ tịch Hội Thể thao điện tử giải trí Việt Nam (VIRESA) cho biết, để phục vụ cho công tác tổ chức thi đấu bộ môn Thể thao điện tử, Trung tâm Hội nghị Quốc gia đã phải hoạt động hết công suất với 5 không gian thi đấu cùng lúc. Nhiều sàn đấu được bạn bè quốc tế đánh giá cao, đạt tiêu chuẩn Olympic.
Theo ông Cường, để có được thành công đó, Lãnh đạo Tổng cục Thể dục Thể thao, Hội Thể thao điện tử giải trí Việt Nam đã cùng vào cuộc với sự nhất trí cao của các doanh nghiệp như GARENA, VNG, VTC, VNPT, VIETTEL.
Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Huy Dũng tới thăm và dự khán một số trận đấu Thể thao điện tử tại SEA Games 31. Song song với việc tổ chức các trận thi đấu và nơi ăn chốn ở cho các vận động viên, nội dung các trận đấu eSports tại SEA Games 31 cũng được truyền tải đến khán giả các nước Đông Nam Á với sóng sạch hoặc phần bình luận bằng tiếng Anh.
Thống kê chưa đầy đủ cho thấy, lượng người xem các trận đấu eSports tại SEA Games năm nay rất lớn. Ở một vài nước, lượng người theo dõi thậm chí còn nhiều hơn cả các trận đấu bóng đá.
Sau khi dự khán một vài trận đấu, bà Low Yen Ling - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Cộng đồng và Thanh niên & Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore đánh giá cao công tác tổ chức của nước chủ nhà.
Bà Low Yen Ling ấn tượng với sàn đấu có ánh sáng nhấp nháy rực rỡ thay đổi theo mỗi nhịp hành động và sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả khi theo dõi trận đấu được trình chiếu trên màn hình lớn.
Các vận động viên Thể thao điện tử so tài ở nội dung Free Fire. Có mặt để cổ vũ đội tuyển Thể thao điện tử Thái Lan thi đấu tại SEA Games 31, ông Chaiwut Thanakamanusorn - Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Xã hội số Thái Lan cho rằng, Thể thao điện tử không chỉ là một môn thể thao mà còn tạo ra một nghề nghiệp mới và góp phần thúc đẩy nền kinh tế số.
“Bộ môn này sẽ tạo ra một cơ hội phát triển mới nếu chúng ta phát huy đúng cách và theo kịp sự thay đổi”, ông Chaiwut Thanakamanusorn nói.
Bảng xếp hạng huy chương môn Thể thao điện tử tại SEA Games 31. Trong kỳ Đại hội năm nay, Việt Nam đứng nhất toàn toàn đoàn ở bộ môn Thể thao điện tử với 4 huy chương vàng, 3 huy chương bạc.
Theo ông Nguyễn Xuân Cường – Chủ tịch Hội Thể thao điện tử giải trí Việt Nam, kết quả thi đấu đã đạt được sẽ giúp ngành này tự nhìn lại và đánh giá được thực lực của mình cũng như các nước bạn, qua đó có kế hoạch tuyển chọn, bồi dưỡng vận động viên cho các giải đấu tiếp theo, trong đó có ASIAD 2022, SEA Games 2023...
Việc tổ chức thành công giải đấu eSports tại SEA Games 31 cũng góp phần vào việc thay đổi nhận thức chung của xã hội về Thể thao điện tử.
Vận động viên Thể thao điện tử giờ đây đã là một nghề chuyên nghiệp với đầy thách thức nhưng cũng nhiều vinh quang. Muốn phát triển sự nghiệp đường dài, các vận động viên cần có đủ kiến thức văn hóa, thể lực, tâm lý và kỹ năng thi đấu.
Ông Cường hy vọng, thông qua kỳ SEA Games này, đông đảo giới trẻ sẽ ý thức được rằng, đi theo con đường vận động viên chuyên nghiệp là không dễ dàng. Từ đó, các bạn có sự lựa chọn cân bằng trong học tập, lao động, giải trí nhằm hướng tới một cuộc sống tốt đẹp.
"Đó cũng là mục đích cuối cùng của mọi bộ môn thể thao", Chủ tịch Hội Thể thao điện tử giải trí Việt Nam nói.
Trọng Đạt
">Thể thao điện tử Việt Nam: Thấy gì từ SEA Games 31?
Dưới đây là 10 mẫu xe bán chạy nhất trong quý I/2024 vừa qua:
1. Ford Ranger: 3.562 chiếc
Ford Ranger đạt tổng doanh số 3.562 chiếc, giảm nhẹ 2,6% so với cùng kỳ năm 2023 nhưng vẫn là mẫu xe bán chạy nhất thị trường ô tô Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2024.
Ford Ranger hiện có các phiên bản XL, XLS, Sport, Wildtrak, Stormtrak và mẫu đặc biệt Raptor. Giá bán xe dao động từ 659 triệu đến 1,299 tỷ đồng. Trong đó, Raptor được nhập khẩu từ Thái Lan. Còn phiên bản cao cấp nhất vừa được ra mắt là Stormtrak, sẽ bán trên nền tảng trực tuyến với giá bán là 1,039 tỷ đồng.
2. Mitsubishi Xpander: 3.508 chiếc
Dù có tới 2 tháng dẫn đầu top 10 nhưng mẫu xe bán chạy nhất thị trường Việt Nam năm 2023 chỉ đạt vị trí thứ 2 trong quý I với 3.508 chiếc bán ra, giảm 21% so với cùng kỳ năm 2023.
Mitsubishi Xpander được nâng cấp mới từ tháng 6/2022 và phân phối với 4 phiên bản là MT, AT, AT Premium và Xpander Cross, đều sử dụng động cơ 1.5L. Giá bán của Xpander từ 560-658 triệu đồng, riêng mẫu Xpander Cross mới ra mắt vào cuối tháng 2/2023 có giá 698 triệu đồng. Trong tháng 4 này, mẫu MPV của Mitsubishi đang được giảm 50% phí trước bạ.
3. Mazda CX-5: 2.319 chiếc
Mẫu crossover của thương hiệu Mazda tại Việt Nam bán ra tổng cộng 2.319 chiếc trong quý I, giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái và xếp thứ 3 thị trường. Dù vậy, CX-5 vẫn dẫn đầu trong nhóm xe đa dụng (SUV/crossover).
Đầu tháng 7/2023, Mazda CX-5 2023 được làm mới với 3 phiên bản chính là Deluxe, Luxury và Premium với giá lần lượt 749 triệu, 789 triệu và 829 triệu đồng. Trong đó, bản Premium có hai gói tùy chọn Sport (thêm 20 triệu đồng) hoặc Exclusive (thêm 40 triệu đồng).
4. Hyundai Accent: 2.248 chiếc
Mẫu sedan của Hyundai đạt doanh số 2.248 chiếc trong 3 tháng đầu năm, giảm tới 43% so với cùng kỳ năm 2023 nhưng vẫn dẫn đầu phân khúc sedan cỡ B.
Hyundai Accent hiện được Liên doanh Hyundai Thành Công lắp ráp và phân phối với 4 phiên bản, sử dụng động cơ 1.4L đi kèm hộp số sàn 6 cấp hoặc hộp số tự động 6 cấp. Các phiên bản của Accent có giá niêm yết từ 426-542 triệu đồng.
5. Honda City: 2.165 chiếc
Trong 3 tháng đầu năm, Honda City bán ra tổng cộng 2.165 chiếc, giảm 11,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh số này giúp City góp mặt ở vị trí thứ 5 trong top xe bán chạy nhất quý I, bám ngay sát đối thủ Hyundai Accent.
Honda City hiện tại vẫn là phiên bản ra mắt từ 2021, sử dụng động cơ 1.5L kết hợp với hộp số tự động vô cấp CVT. Mẫu sedan cỡ B này được giới thiệu 4 phiên bản là E, G, L và RS với mức giá dao động từ 499-609 triệu đồng. Hiện, hãng Honda đang hỗ trợ 100% lệ phí trước bạ và giảm giá 30 triệu cho mẫu City có số VIN 2023.
6. Ford Everest: 2.035 chiếc
Ford Everest liên tục góp mặt trong top xe bán chạy của những tháng đầu năm 2024. Quý I vừa qua, mẫu xe của Ford bán ra tổng cộng 2.035 chiếc, giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng vẫn dẫn đầu phân khúc SUV cỡ D.
Ford Everest được làm mới vào tháng 7/2022 và bổ sung thêm 1 bản nâng cấp mới nhất Platinum trong tháng 4 vừa qua. Tổng cộng, mẫu xe có 6 phiên bản, giá dao động 1,099-1,545 tỷ đồng. Động cơ của 3 phiên bản Ambiente, Sport và Titanium là diesel I4 2.0 lít tăng áp đơn; trong khi đó 2 bản cao nhất Everest Titanium+, Wildtrack và phiên bản mới Platinum sử dụng động cơ diesel 2.0L Bi-Turbo.
7. KIA Sonet: 1.889 chiếc
Sonet là mẫu xe bán chạy nhất của thương hiệu KIA tại Việt Nam trong năm 2023. Trong quý I vừa qua, KIA Sonet bán ra 1.889 chiếc, giảm nhẹ 6% so với cùng kỳ năm trước. Tuy vậy, doanh số trên của Sonet vẫn giúp mẫu xe này dẫn đầu phân khúc SUV đô thị cỡ A.
KIA Sonet được Thaco KIA ra mắt vào cuối năm 2021 và có doanh số khá tốt từ đó đến nay. Hiện, Sonet được lắp ráp trong nước với 4 phiên bản bao gồm 1 bản số sàn và 3 bản số tự động, giá bán dao động từ 499-609 triệu đồng.
8. Honda HR-V: 1.842 chiếc
Mẫu xe của Honda bán ra được tổng cộng 1.842 chiếc HR-V trong 3 tháng đầu năm 2024, tăng tới 201% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh số trên giúp mẫu xe này dẫn đầu phân khúc SUV cỡ B tại Việt Nam trong quý I vừa qua.
Honda HR-V đang được giới thiệu tại thị trường Việt Nam với 3 phiên bản giá từ 699-871 triệu đồng. Mẫu xe sử dụng động cơ 1.5L kết hợp với hộp số CVT và hệ dẫn động cầu trước. Hãng Honda vẫn đang duy trì chính sách hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ cho mẫu B-SUV này trong tháng 4/2024.
9. Toyota Vios: 1.739 chiếc
Toyota Vios đứng ở vị trí khá khiêm tốn trong top xe bán chạy quý I. Với 1.739 chiếc bán ra trong 3 tháng đầu năm, doanh số của Vios giảm 21% so với cùng kỳ năm ngoái và kém xa hai đối thủ là Hyundai Accent và Honda City.
Toyota Vios đang bán tại Việt Nam là phiên bản nâng cấp nhẹ từ tháng 5/2023 với 3 phiên bản tùy chọn gồm 1 bản số sàn E MT, 2 bản số tự động là E CVT và G CVT, giá dao động từ 479-592 triệu đồng. Trong tháng 3, giá bán lẻ của mẫu sedan hạng B này đã được điều chỉnh đã giảm 21-47 triệu đồng, đưa mức giá bán lẻ mới là 458-545 triệu đồng.
10. Suzuki XL7: 1.356 chiếc
So với 767 chiếc bán ra trong quý I/2023 thì 3 tháng vừa qua, tổng doanh số của mẫu xe 7 chỗ Suzuki XL7 đã tăng tới 75,5%, lên mức 1.356 chiếc.
Ra mắt tại thị trường Việt Nam vào tháng 7 năm 2020, Suzuki XL7 chính là cái tên nổi bật nhất của hãng Suzuki. XL7 được nhập khẩu từ Indonesia về nước với 3 phiên bản: GLX (599,9 triệu), GLX ghế da (609,9 triệu) và Sport Limited (639,9 triệu), cùng sử dụng động cơ 1.5L, kết hợp với hộp số tự động 4 cấp và dẫn động cầu trước.
Hoàng Hiệp
Bạn có bình luận thế nào về bảng xếp hạng Top 10 xe bán chạy nhất thị trường quý I vừa qua? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Top 10 xe bán chạy tháng 3: Mitsubishi Xforce lần đầu góp mặt, Xpander số 1Chỉ sau một thời gian ngắn trình làng, 'tân binh' Mitsubishi Xforce đã ngay lập tức góp mặt vị trí số 3 trong top 10 xe bán chạy nhất thị trường trong khi Mitsubishi Xpander trở lại số 1. Toyota cũng trở lại với sự tái xuất của Toyota Vios.">Những mẫu ô tô được mua nhiều nhất trong quý I/2024
BS Huỳnh Thanh Hiển chia sẻ về ca bệnh đặc biệt. Ảnh Vietnamnet Theo bác sĩ Hiển, rối loạn lưỡng cực chiếm khoảng 1% dân số. Căn bệnh vẫn còn là bí ẩn đối với các bác sĩ và nhà nghiên cứu. Bởi họ vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân khiến một số người rơi vào tình trạng này.
Bệnh rối loạn lưỡng cực khác với tâm thần phân liệt. Người bị rối loạn lưỡng cực có hai giai đoạn hưng - trầm. Ở trạng thái hưng phấn họ ngủ ít, ăn ít, nói nhiều, tiêu tiền nhiều, tự cho mình có nhiều tài năng.
Ở trạng thái trầm, người bệnh có biểu hiện ăn nhiều, ngủ nhiều không nói năng, không làm việc. Một số người bệnh rơi vào tình trạng hôm nay làm việc rất tốt, năng suất cao và liên tục không biết mệt mỏi. Tuy nhiên, sau đó, họ lại khó tập trung, hay lơ đãng, giảm hiệu suất học tập và làm việc, khả năng ghi nhớ kém, khó đưa ra quyết định.
Dù nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn lưỡng cực chưa được xác định, theo bác sĩ Hiển, các nhà khoa học đã tìm được mối quan hệ với nhiều yếu tố trong não bộ, bên ngoài môi trường và yếu tố phả hệ. Thống kê cho thấy những người trong gia đình có bệnh nhân bị rối loạn lưỡng cực thì tỷ lệ mắc bệnh cũng cao hơn.Ngoài ra, những người có sẵn yếu tố nguy cơ nếu gặp cú sốc như thất tình, mất người thân, thua lỗ trong làm ăn… dễ dẫn tới biểu hiện rối loạn lưỡng cực.
Việc điều trị tình trạng này không khó nhưng dễ nhầm lẫn với các bệnh tâm lý khác. Bởi người bị rối loạn lưỡng cực vẫn có tư duy, làm việc nhưng dễ bị chẩn đoán nhầm sang tâm thần phân liệt vì có hành vi hoang tưởng, rối loạn hành vi.
Bác sĩ Hiển khuyến cáo người bệnh cần đến những cơ sở y tế có chuyên khoa trầm cảm để được thăm khám, chẩn đoán chính xác. Người bệnh sẽ được kiểm tra triệu chứng bệnh thông qua trò chuyện, các bài trắc nghiệm. Sau đó, đối với từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị riêng biệt.
Phương Thuý
Tại sao nhiều người thấy bồn chồn khi sắp sang năm mới?
Nhiều người rơi vào chứng trầm cảm trong kỳ nghỉ lễ, tình trạng lên đến đỉnh điểm vào đêm giao thừa.">Cảnh giác bệnh tâm thần với tâm trạng vui buồn thất thường
Nhận định, soi kèo Heracles Almelo vs Go Ahead Eagles, 22h30 ngày 8/2: Nỗi lo xa nhà
Doanh thu chuyển đổi số của FPT đạt 3.484 tỷ đồng, tăng trưởng 64,6% so với cùng kỳ. Theo con số công bố của FPT, 6 tháng đầu năm 2022, FPT ghi nhận doanh thu 19.826 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 3.637 tỷ đồng, lần lượt tăng 22,2% và 23,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả kinh doanh duy trì tăng trưởng hai con số với động lực chính tới từ nhu cầu gia tăng mảng công nghệ, nhất là dịch vụ chuyển đổi số và tăng trưởng biên lợi nhuận mảng viễn thông.
Khối công nghệ (bao gồm dịch vụ CNTT trong nước và dịch vụ CNTT nước ngoài) tiếp tục giữ vai trò chủ chốt, đóng góp 57% doanh thu và 45% lợi nhuận trước thuế của toàn tập đoàn, tương đương 11.252 tỷ đồng và 1.625 tỷ đồng.
Doanh thu dịch vụ CNTT tại nước ngoài của FPT đạt 8.622 tỷ đồng, tăng 29%, lợi nhuận trước thuế đạt 1.362 tỷ đồng, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm 2021. Đáng chú ý, doanh thu tăng trưởng tại các thị trường, đặc biệt tại Mỹ (tăng 48,4%) và châu Á - Thái Bình Dương (tăng 55,5%). Thị trường Nhật cũng chứng kiến sự hồi phục tốt với mức tăng trưởng theo đồng yên Nhật đạt 18%. Doanh thu chuyển đổi số đạt 3.484 tỷ đồng, tăng trưởng 64,6% so với cùng kỳ, phản ánh nhu cầu không ngừng gia tăng trên thị trường, khẳng định năng lực cung cấp dịch vụ chuyển đổi số của FPT.
Mảng dịch vụ CNTT tại thị trường nước ngoài của FPT cũng ghi nhận doanh thu ký mới đạt 11.681 tỷ đồng, tăng trưởng 40% so với cùng kỳ, tạo động lực tăng trưởng vững chắc cho nửa cuối năm 2022, trong đó, FPT ghi nhận nhiều đơn hàng lớn: 13 dự án có quy mô trên 5 triệu USD.
Mảng dịch vụ CNTT tại thị trường trong nước đạt doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt 2.630 tỷ đồng và 263 tỷ đồng. Trong đó, các sản phẩm thuộc hệ sinh thái Made-by-FPT mang lại 406 tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng 51,6% so với cùng kỳ.
Hệ sinh thái công nghệ Made by FPT được phát triển dựa trên các nền tảng công nghệ lõi gồm AI, Blockchain, Cloud, IoT và Lowcode; có khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực trọng yếu như Chính phủ điện tử, giao thông, y tế, tài chính ngân hàng, viễn thông, giáo dục, sản xuất… Đây là một trong những động lực tăng trưởng quan trọng của FPT trong dài hạn.
Theo công bố của FPT, doanh thu khối viễn thông tăng trưởng 15,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 7.077 tỷ đồng và có lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 40%, đạt 1.445 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu dịch vụ viễn thông tăng trưởng 15%, đạt 6.727 tỷ đồng. Biên lợi nhuận dịch vụ viễn thông được mở rộng từ 18,3% lên 19,2% nhờ tăng trưởng lợi nhuận từ mảng PayTV.
Nhu cầu giáo dục ngành công nghệ thông tin tăng mạnh đã góp phần thúc đẩy doanh thu của mảng giáo dục của FPT tăng 42% trong nửa đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1.935 tỷ đồng.
Kể từ đầu năm tới nay, Tập đoàn FPT đã ký kết thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số với 9 tỉnh thành: Bến Tre, Đắk Lắk, Hà Nam, Hưng Yên, Khánh Hòa, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng và Hậu Giang; nâng tổng số tỉnh thành đã ký kết thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số lên 20. Thỏa thuận hướng đến một số mục tiêu chính như: đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược của tỉnh và góp phần đưa các tỉnh trở thành một trong những địa phương đi đầu về chuyển đổi số ở cả 3 lĩnh vực là chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
Nguyễn Thái
Cổ phiếu Thế Giới Di Động, FPT vẫn giữ phong độ trong top đầu
Cổ phiếu các công ty công nghệ có một tuần khá ổn định, với Thế Giới Di Động và FPT vẫn duy trì trong top đầu của nhóm bluechip.
">Chuyển đổi số mang về cho FPT 3.484 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2022
Nhanh chóng, tiện lợi với bảo hiểm thời số hóa
Có thể thấy làn sóng số hóa đang thay đổi cách tiếp cận của con người đối với mọi dịch vụ và bảo hiểm cũng không ngoại lệ. Trong đó, theo đuổi một kỷ nguyên bảo hiểm “không giấy” là mục tiêu chung của toàn ngành bảo hiểm, bởi những lợi ích đáng kể mà nó mang lại.
Không chỉ giúp tiết kiệm chi phí và thời gian vận chuyển, hợp đồng điện tử có hiệu quả hơn hẳn trong việc giúp khách hàng tiếp cận nhanh với bộ hợp đồng, dễ dàng lưu trữ và tra cứu thông tin.
Theo tính toán của BIDV MetLife, hợp đồng điện tử có thể tiết kiệm giấy và mực in, giúp tiết giảm 20 - 30% chi phí đóng và bàn giao hợp đồng. Việc đóng gói bộ hợp đồng cả trăm trang giấy để chuyển cho khách hàng có thể mất đến 3 ngày, trong khi các hợp đồng điện tử chỉ mất chưa đến 1 ngày để phát hành. Tương tự, với hợp đồng điện tử, thời gian cũng giảm từ 2 - 3 ngày xuống còn 1 ngày cho khâu vận chuyển.
Việc tiết kiệm thời gian ở mọi khâu mang đến trải nghiệm mới mẻ và thuận lợi cho chủ nhân của các bộ hợp đồng. Thay vì phải đợi đến 7 - 10 ngày để nhận một bộ hợp đồng giấy như trước, giờ đây với hợp đồng điện tử, khách hàng sẽ nhận hợp đồng trong khoảng thời gian ngắn chỉ từ 1 - 2 ngày.
Theo BIDV MetLife, việc lưu trữ và tra cứu thông tin hợp đồng điện tử với thời hạn hợp đồng lên đến hàng chục năm, thậm chí trọn đời, cũng thuận tiện hơn nhiều chỉ với vài cú “chạm” trên các nền tảng số thông minh, nếu so sánh với các bộ hợp đồng giấy nặng nề, dễ thất lạc, dễ bị hư hỏng bởi những tác động của thời gian và điều kiện bảo quản.
Chưa kể, trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, “không giấy” nói riêng và các hoạt động số hóa “không tiếp xúc” nói chung sẽ là mục tiêu mà các doanh nghiệp bảo hiểm hướng đến, để phù hợp với các điều kiện về giãn cách xã hội, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
“Xanh” hơn với hợp đồng bảo hiểm điện tử BIDV MetLife
Không chỉ tối ưu trải nghiệm cho khách hàng trong thời đại số và tuân thủ những nguyên tắc an toàn trong bối cảnh mới, theo đuổi kỷ nguyên “không giấy” còn là một trong những tiêu chí của BIDV MetLife nhằm thể hiện trách nhiệm xã hội dài lâu của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường sống.
Dễ dàng nhận thấy, các bộ hợp đồng bảo hiểm truyền thống với hàng trăm trang giấy sẽ tiêu tốn hàng vạn tấn giấy mỗi năm, kéo theo hệ lụy về việc tổn hao tài nguyên thiên nhiên để sản xuất giấy như cây xanh, dầu, nước… chưa kể quá trình phát thải trong sản xuất sẽ ít nhiều tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh.
Một thống kê của Viện sức khỏe, nghề nghiệp và môi trường cho thấy, Việt Nam đạt mức tiêu thụ giấy khoảng 5,432 triệu tấn vào năm 2019. Để đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ này phải tiêu hao hơn 92.344 cây xanh, 7.778.624L dầu và 126.674,24 m3 nước.
Ngoài ra, quá trình sản xuất giấy, công nghệ trong các công đoạn sản xuất cũng mang đến những hệ lụy cho môi trường và sức khỏe của con người như lượng nước thải, các hóa chất, hỗn hợp khí có hại, tiếng ồn, độ rung và ô nhiễm khói thải nhiên liệu sinh ra từ hoạt động của các động cơ…
Ông Gaurav Sharma - Tổng Giám đốc BIDV MetLife Có thể thấy, việc chuyển đổi sang các hợp đồng điện tử, theo đuổi một kỷ nguyên bảo hiểm “không giấy” không chỉ là bước số hóa cần thiết trong thời đại 4.0, mà còn là tiêu chí thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong việc tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Ông Gaurav Sharma - Tổng Giám đốc BIDV MetLife chia sẻ: “Với BIDV MetLife, số hóa không đơn thuần là một xu hướng, số hóa chính là để cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn. Những bộ hợp đồng điện tử không chỉ là cam kết của chúng tôi về việc nỗ lực không ngừng nâng cao trải nghiệm cho khách hàng, mà còn thể hiện trách nhiệm của BIDV MetLife với xã hội, với môi trường sống”.
Doãn Phong
">‘Xanh’ hơn, an toàn hơn với hợp đồng bảo hiểm điện tử BIDV Metlife
Tin lời thầy lang chữa bỏng 25 triệu đồng, bé trai bị hoại tử da
Sau 3 ngày được thầy lang đắp thuốc chữa bỏng, vết thương của bé A. ngày càng nặng, hoại tử...
">Bé 9 tháng tử vong do tự đắp lá chữa bỏng tại nhà